Sơn epoxy Thanh Hóa được biết đến nhiều bởi những đặc tính vượt trội của nó như nhanh khô, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy sẽ tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước.
CẤU TẠO VÀ TÁC DỤNG SƠN EPOXY
Thực chất Epoxy dạng nguyên thể không thể có những tính chất tuyệt vời như vậy. Epoxy nguyên thể cần kết hợp với các chất khác, cách kết hợp cũng giống như cao su vậy.
Chúng ta biết đến cao su từ vài thập kỷ trước, ngày nay cao su đã không thể thiếu trong sự phát triển của con người. Nhưng sở dĩ cao su được ứng dụng rộng rãi như vậy là bởi vì tác dụng của lưu huỳnh với cao su thô là tối quan trọng. Lúc đầu cao su thô có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không có được những tính chất liên kết quý giá của hợp chất cao phân tử. Lưu huỳnh có tác dụng nối mạch các phân tử cao su thô thành các mạch dài dạng lưới khiến cao su lưu hóa có được các phẩm chất mà cao su thô không thể có.
Tác dụng của chất đóng rắn đối với epoxy nguyên sinh cũng tương tự như vậy. Epoxy nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không đạt được những bộ tính chất theo yêu cầu. Chất đóng rắn có tác dụng nối mạch các phân tử epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới khiến nhựa epoxy thành phẩm có các bộ tính chất mà epoxy nguyên sinh không thể có đầy đủ. Xét về bản chất hóa học, các nhóm chức epoxy không thể tự kết nối với nhau nên epoxy phải có một chất tham gia tạo ra kết nối càng bền vững càng tốt.
Sơn epoxy có tác dụng gì: Nó được biết đến với những tính năng ưu việt như độ bền cơ lí cao, độ bám dính và kháng hóa chất tốt. Sơn được sử dụng làm lớp phủ bảo vệ bê tông, sắt thép, gỗ, sàn nhà để chống hóa chất, chống các tác động cơ học và điểu kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tác Dụng Sơn Epoxy Là Gì? Đặc Tính Và Cấu Tạo Sơn Epoxy
ĐẶC TÍNH CỦA SƠN EPOXY
Sơn epoxy sơn lên những mặt sàn, mặt nền, bề mặt với mục đích tạo sự bằng phẳng, tăng độ bóng và tính thẩm mỹ, tăng ma sát, tăng khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống lại bụi, dễ dàng lau chùi vệ sinh. Mặt sàn sau khi được sơn sơn epoxy sẽ có những đặc tính sau:
- Chống mài mòn và hao hụt: Việc kéo các sản phẩm các loại xe di chuyển cần một bề mặt không bị mài mòn để sử dụng lâu dài mà không bị tổn thất.
- Ma sát tốt: Cần một bề mặt có ma sát tốt giúp cho việc vận chuyển dễ dàng và sơn phủ epoxy làm được điều đó.
- Chống trơn trượt: Trong các nhà xưởng có thể có nước và việc di chuyển trên một bề mặt không bị trơn trượt sẽ mang lại hiệu quả công việc cao
- Chống bám bụi bẩn: Những môi trường có nhiều bụi khiến cho việc lau dọn lau chùi gặp khó khăn bề mặt củaepoxy không bám bụi bẩn giúp cho việc lau chùi được dễ dàng
- Tẩy rửa dễ dàng mà không bay màu: Cấu tạo của sơn rất đặc biệt giúp cho màu sắc không bị thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
- Độ bám dính với các chất liệu khác: Sơn epoxy có thể bám tốt lên tất cả các vật liệu đó trong khoảng thời gian dài. Bê tông là một bề mặt lý tưởng để sơn, ngoài ra xi măng, đá, gạch, kính sơn đều có thể bám dính tốt để sơn.
- Chịu nước không cho nước đi qua, chịu sự phá hủy của nước biển, nước mặn.
- Chịu được sự phá hủy của dung môi và hoá chất.
Sơn epoxy loại sơn có thể bám tốt lên hầu như các bề mặt nên ngoài việc sơn lên các sàn bê tông, sơn epoxy còn được sơn lên các bề mặt kim loại hoặc gỗ, sắt, thép, nhôm, gang, hợp kim, gỗ, nhựa.
Tác Dụng Sơn Epoxy Là Gì? Đặc Tính Và Cấu Tạo Sơn Epoxy
Reviewed by Mạnh Tễu
on
tháng 7 29, 2020
Rating:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét